Phương pháp dạy học tích cực bạn nên biết

Phương pháp dạy học tích cực bạn nên biết

Phương pháp dạy học tích cực là gì? Đây có phải là phương pháp lấy sự chủ động của học sinh làm trọng tâm giảng dạy không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin chia sẻ dưới đây nhé!

1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực được biến đến là các biện pháp giáo dục của giáo viên tới các em học sinh thông qua các tình huống, các hoạt động nhằm thực hiện quá trình dạy học được tốt hơn.

Nhằm đưa các tình huống dạy học tích cực này vào quá trình giảng dạy giúp cho các em học sinh phát huy được tinh thần học hỏi, chủ động và sáng tạo một cách tốt hơn.

Để phương pháp dạy học này đạt kết quả tốt thì cần có sự kết hợp, sự phối hợp ăn ý giữa cô thầy giúp cho các tiết học trở nên sinh động hơn, thành công hơn.

 

2. Các phương pháp dạy học mảnh ghép

Phương pháp dạy học này là sự kết hợp cách học tập, rèn luyện giữa cá nhân với đội nhóm, giữa các đội nhóm với nhau.

Mục đích của phương pháp giảng dạy này nhằm đưa ra một vấn đề, mọi người cùng nhau giải quyết vấn đề này.

Phương pháp dạy học này khuyến khích sự tham gia tích cực của nhiều bạn học sinh với nhau nhằm nâng cao tình thần đồng đội. Mỗi một cá nhân sẽ cần hoàn thành nhiệm vụ ở một vòng thi và cần chuyền đạt lại kết quả cho đồng đội mình ở vòng tiếp theo.

sơ đồ của kĩ thuật mảnh ghép

Dụng cụ cần thiết cho kĩ thuật chơi mảnh ghép này là giấy bút.

Cách thực hiện như sau: Trước tiên giáo viên cần phân học sinh thành từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ có một nhóm trưởng. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm,c ác nhóm cần thảo luận với nhau để đưa ra kết quả.

Điều quan trọng là tất cả các thành viên trong mỗi nhóm đều có thể độc lập trình bày kết quả đạt được.

Sau đó mỗi nhóm sẽ tách ra, tạo thành các nhóm mới theo sơ đồ phân công của thầy cô. Mỗi thành viên sẽ lần lượt trình bày kết quả thảo luận đạt được.

Điều lưu ý khi thực hiện kĩ thuật mảnh ghép nàu đó chính là các chủ đề thảo luận giáo viên đưa ra cần có tính độc lập.

Ưu điểm của phương pháp dạy học này đạt được đó chính là:

  • Nâng cao tinh thần làm việc đội nhóm
  • Từng cá nhân sẽ có trách nhiệm với ý kiến của mình
  • Giúp học sinh nắm kiến thức của vấn đề sâu hơn

Nhược điểm của phương pháp dạy học này đó chính là;

  • Kết quả chính sẽ phụ thuộc vào quá trình thảo luận của đội nhóm ở vòng 1. Nếu những ý kiến thảo luận ở vòng một không có chất lượng tốt. Thì những hoạt động tiếp theo của kĩ thuật mảnh ghép sẽ không có hiệu quả.
  • Khả năng tư tuy và số lượng thành viên trong từng nhóm có thể không đồng đều.
  • Hơn nữa giáo viên cũng không thể sử dụng kĩ thuật này với các nội dung thảo luận có mối quan hệ nhân quả ràng buộc lẫn nhau.

Vậy trên đây là một ví dụ điển hình cho phương pháp dạy học tư duy tích cực mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi những thông tin trên đây của chúng tôi. Chúc các bạn giảng dạy thành công.